Ronaldo ‘trốn’ khỏi sân tập M.U sau cuộc đàm phán bí mật
Sáng 21.2, mạng xã hội lan truyền đoạn clip ghi lại cảnh nam CSGT giật ví, "khống chế" người dân trên đường.Cụ thể, đoạn clip dài hơn 3 phút ghi lại cảnh lúc 20 giờ 51 ngày 20.1, một CSGT chạy mô tô đặc chủng dừng bên cạnh một chiến sĩ công an đang cố gắng nổ máy chiếc xe máy cà tàng.Lúc này, từ bên đường có một người đàn ông mặc áo đỏ tiến tới chỗ CSGT. Sau khoảng 20 giây nói chuyện, người đàn ông móc trong túi ra chiếc ví, đưa ra trước mặt CSGT thì bị CSGT giật lấy.Hai bên giằng co khoảng 4 giây thì CSGT gạt chân, quật ngã, "khống chế" người đàn ông. Lúc này, nhiều người dân nói "ông không có đánh người ta được nha", "đánh người ta là ông bậy rồi đó".Chiến sĩ công an đi cùng và người dân cũng chạy đến can ngăn vụ việc thì nam CSGT cho người đàn ông đứng dậy nhưng vẫn nắm chặt cổ áo. Nội dung lan truyền ghi nhận vụ việc xảy ra tại liên ấp 123 (H.Bình Chánh, TP.HCM).Liên quan đến vụ việc, đại diện Đội CSGT - trật tự Công an H.Bình Chánh cho hay đã nắm được thông tin và đang khẩn trương xác minh và sẽ yêu cầu chiến sĩ có liên quan tường trình để làm rõ thông tin dư luận.Thảm cỏ xanh công viên trung tâm TP.HCM trơ trụi sau lễ hội: Khi nào khắc phục?
Ghi nhận của Thanh Niên lúc 18 giờ hôm nay 28.1 (nhằm ngày 29 tết), nhiều người dân TP.HCM cùng gia đình, người thân vào trung tâm TP.HCM đón giao thừa. Các tuyến đường như Đồng Khởi, Tôn Đức Thắng (Q.1)... đông xe.Tại khu vực Đường hoa Nguyễn Huệ và Công viên bến Bạch Đằng (Q.1) đông nghẹt người đến vui chơi, chụp ảnh. Nhiều người háo hức chờ ngắm những màn pháo hoa tầm cao bắn lên từ đầu đường hầm sông Sài Gòn, chào đón thời khắc chuyển giao giữa năm cũ Giáp Thìn 2024 và năm mới Ất Tỵ 2025.Trong dòng người đó có anh Khắc Duy (31 tuổi, ngụ Q.8). Anh cho biết từ 17 giờ chiều đã cùng vợ đi từ nhà cha mẹ ở Q.3 vào trung tâm TP.HCM để vui chơi. Người đàn ông cho biết vừa tham quan Đường hoa Nguyễn Huệ, anh sẽ ra Công viên bến Bạch Đằng để tìm một vị trí ngắm pháo hoa đẹp."Đây là năm thứ hai vợ chồng mình đi xem pháo hoa, kể từ hồi lấy nhau. Thương tết Tây mình không đi xem vì tính chất công việc, Tết Nguyên đán thì thoải mái hơn. Mình rất thích không khí ngày cuối cùng của năm này, Sài Gòn đẹp biết bao nhiêu", anh chia sẻ.Vợ chồng anh Duy cho biết tết năm nay không có kế hoạch du lịch xa mà đón tết cùng gia đình ở TP.HCM. Anh hy vọng năm mới, bản thân và gia đình sẽ gặp được nhiều may mắn, sức khỏe, bình an. Trong khi đó, chị Vy (22 tuổi) cùng bạn bè vào trung tâm TP.HCM đêm giao thừa cho biết chị rất mong chờ được ngắm pháo hoa tối nay. Chị tâm sự bản thân rất thích những sự kiện náo nhiệt, đông người."Hầu như tết nào mình cũng đi xem pháo hoa, với gia đình hoặc bạn bè. Mình nghĩ đó là cách tuyệt vời nhất để chào đón một năm mới. Hôm nay đông xe, nhưng không bằng Tết Dương lịch, mình di chuyển thoải mái hơn. Chúc mọi người đón một năm mới bình an!", chị nói thêm.Như Thanh Niên đã thông tin, theo chỉ đạo của UBND TP.HCM về công tác tổ chức bắn pháo hoa đón giao thừa Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, năm nay địa phương sẽ bắn pháo hoa tại 15 điểm. Đây là số điểm bắn pháo hoa kỷ lục trong dịp Tết Nguyên đán tại TP.HCM, bố trí ở TP.Thủ Đức, 5 huyện: Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè, Cần Giờ và 5 quận: 7, 8, 11, 12 và Gò Vấp.Thời gian bắn pháo hoa từ 0 giờ đến 0 giờ 15 phút ngày 29.1. Cụ thể, có 2 điểm bắn pháo hoa tầm cao tại khu vực đầu đường hầm sông Sài Gòn (P.Thủ Thiêm, TP.Thủ Đức), số lượng 1.500 quả pháo hoa tầm cao, 30 giàn pháo hoa tầm thấp, 10 giàn hỏa thuật. Điểm còn lại tại khu Đền tưởng niệm Liệt sĩ Bến Dược (xã Phú Mỹ Hưng, H.Củ Chi), số lượng 500 quả pháo hoa tầm cao, 30 giàn pháo hoa tầm thấp.
Bánh chè lam gói trọn niềm thương nhớ
"Lãnh đạo HUTECH không đặt chỉ tiêu cụ thể cho đội bóng, mà động viên các bạn cố gắng hết sức mình. Chúng tôi không đặt nặng thành tích, xác định đây là nơi rèn luyện sức khỏe, giao lưu học hỏi, giúp các bạn sinh viên hoàn thiện và tốt hơn từng ngày", Tiến sĩ Huỳnh Ngọc Anh, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ TP.HCM (HUTECH) trải lòng trước giải.Đá với tinh thần học hỏi và rèn luyện cũng là phương châm thầy trò HLV Nguyễn Quốc Nam mang tới giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 (TNSV THACO cup 2025). Năm nay cũng là kỷ niệm 30 năm thành lập trước, nên HUTECH đến giải với mong muốn cống hiến những gì tốt nhất, để lại sân chơi bóng đá học đường ấn tượng đẹp.Dù không đề cao chuyện thành tích, nhưng đến giờ, HUTECH lại đang là tân binh để lại ấn tượng đậm nét bậc nhất. Ở bảng C, Nguyễn Minh Trí cùng đồng đội đã thắng đội Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM (đội được mệnh danh là "hiện tượng" khi đã loại đương kim vô địch Trường ĐH Sư phạm TDTT TP.HCM) với tỷ số 2-1 trong trận ra quân nhờ thế trận phản công chặt chẽ và tận dụng tối đa cơ hội. Đến trận thứ hai gặp đội Trường ĐH Sư phạm TDTT Hà Nội, ứng viên hàng đầu cho chức vô địch, các chàng trai HUTECH dù hòa 0-0, nhưng đã để lại ấn tượng đậm nét. Đội bóng của HLV Nguyễn Quốc Nam tổ chức phòng ngự khoa học và kín kẽ, khiến đối thủ có rất ít cơ hội tiếp cận cầu môn. Đồng thời ở khâu phản công, Nguyễn Minh Trí, Trần Hữu Bình và Roãn Trung Đức lại mang đến những mảng miếng phối hợp đặc sắc và hiệu quả đến mức... dân chuyên có lẽ cũng phải đánh giá cao. Tình huống "xoay compa" rồi chọc khe cho đồng đội của Minh Trí ở trận gặp Trường ĐH Sư phạm TDTT Hà Nội là pha xử lý đúng chất sinh viên: hồn nhiên, ngẫu hứng và khó lường. Thay vì cầm chân đối thủ để lấy 1 điểm, HUTECH đã đẩy cao dồn ép đối thủ trong những phút cuối, và thực sự đã có thể thắng nếu chắt chiu hơn. Ở sân chơi sinh viên, không nhiều đội có thể ép sân Trường ĐH Sư phạm TDTT Hà Nội. Mấu chốt của Trường ĐH Công nghệ TP.HCM là tinh thần đoàn kết. Không ngôi sao nào quan trọng hơn lối chơi tập thể. Chính sự gắn kết giữa các tuyến, cách vận hành khoa học và kỷ luật đã giúp thầy trò HLV Nguyễn Quốc Nam từng bước vượt khó. Bởi vậy mà dù khởi đầu tốt, nhưng ban huấn luyện HUTECH khẳng định "sẽ cố gắng từng trận đấu một" và chưa vội nghĩ ngợi quá xa.Tinh thần thể thao của Trường ĐH Công nghệ TP.HCM còn được thể hiện trên khán đài, với dàn cổ động vừa đông, vừa chất. Các CĐV HUTECH cổ vũ miệt mài suốt trận đấu, dù đội nhà thăng hoa hay gặp khó, cũng đều cất tiếng hát với các ca khúc truyền thống của trường."Cố lên, sắp thắng rồi, sắp thắng rồi" là lời cổ vũ quen thuộc, đã đồng hành cùng HUTECH từ vòng loại đến tận vòng chung kết. Điểm tựa từ cầu thủ thứ 12 đã đưa thầy trò HLV Nguyễn Quốc Nam chinh phạt từng thử thách.Với 4 điểm sau 2 trận, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM đã lọt vào bán kết. Trận cuối bảng C gặp Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai (đội đã bị loại) là cơ hội để HUTECH nhào nặn và hoàn thiện lối chơi. Dù gặp đối thủ nào ở tứ kết, hãy tin Trường ĐH Công nghệ TP.HCM đã sẵn sàng.
Ngày 21.2, lực lượng chức năng TP.Thủ Đức (TP.HCM) phối hợp Công an P.Tam Bình vào cuộc xác minh, làm rõ clip lan truyền mạng xã hội ghi lại cảnh 2 nam tài xế ô tô cầm mã tấu kè, chửi và thách thức chém nhau trên đường.Theo đoạn clip, thời điểm xảy ra vụ việc đường vắng, 2 chiếc ô tô đỗ giữa đường. Lúc này, 2 nam tài xế trên xe bước xuống, tay cầm theo mã tấu dài, lao vào nhau chửi, dọa chém nhau.Một số người đi đường thấy hung khí nên hoảng sợ tránh xa không dám vào can ngăn. Sau khi đe dọa, chửi nhau, 2 bên mang theo mã tấu lên xe, rồi bỏ đi.Vụ việc xảy ra vào lúc 0 giờ ngày 21.2 trên đường Gò Dưa, P.Tam Bình (TP.Thủ Đức, TP.HCM).Liên quan vụ việc, Công an P.Tam Bình và các đơn vị liên quan khẩn trương trích xuất camera, mời 2 tài xế làm việc để xử lý theo quy định.
“Bóc tách” bộ trang phục của Jennie BlackPink gây lùm xùm trong thời gian vừa qua
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều thương hồ ở xóm chợ nổi miền Tây giữa dòng kênh Tẻ TP.HCM vẫn miệt mài mưu sinh, mong đón một cái tết đủ đầy.Nhiều người gọi đây là xóm chợ nổi miền Tây vì trải dài một đoạn chừng 500 m từ gầm cầu Tân Thuận 2, trên dòng kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Soạn, là hàng chục chiếc ghe, xuồng tụ lại thành xóm thương hồ. Đa phần, những người sinh sống trên ghe là người dân miền Tây men theo sông nước đến thành phố này, chọn kênh Tẻ làm bến đậu mưu sinh hàng chục năm. Ngày trước, chỗ này còn được biết đến là "chợ nổi Tân Thuận", tồn tại hàng chục năm. Thuở đường bộ chưa phát triển, đây là nơi giao thương "trên bến dưới thuyền" sầm uất. Dần dà, chỉ còn lác đác vài chục chiếc ghe, thương hồ mưu sinh ở đây bằng nghề bán trái cây, chủ yếu nhập từ miền Tây lên.Những ngày giáp tết, bà Trần Thị Nhi (62 tuổi) ngồi dưới chiếc ghe nhỏ của mình ở xóm thương hồ này, mặt buồn thiu ngồi nhìn những nải chuối chín đẹp mắt phía trước, nhưng vắng khách mua.Quê ở Bến Tre, tuổi già không còn sức làm nông, vợ chồng già quyết định lên đây sống trên ghe, cạnh ghe con gái bà, bán trái cây lay lắt qua ngày. Tới nay ngót nghét cũng 5 - 6 năm. TP.HCM những ngày cuối năm triều cường, những cơn mưa trái mùa bất chợt cũng làm việc buôn bán của người phụ nữ gặp khó khăn."Cuối năm, bán ế quá! Hồi trước ngồi một chỗ chờ khách, nhưng giờ ngồi là đói, nên chồng tôi dù chân yếu nhưng vẫn phải ráng gánh chuối vô mấy con hẻm gần gần khu này để bán, được đồng nào hay đồng đó để mong cuối năm đón cái tết đủ đầy hơn", bà tâm sự.Còn nhiều bà con ở quê, người phụ nữ tâm sự tết năm nay, cả gia đình bà bỏ ghe lại đây, nhờ láng giềng cạnh bên trông coi, rồi bắt xe về quê ăn tết. Tình hình năm nay buôn bán không được tốt, bà Nhi nói mình ăn tết có phần tiết kiệm, nhưng được cạnh kề bên gia đình thời điểm này cũng là cái tết trọn vẹn, với bà.Chị Kim Ly, con gái bà Nhi mấy ngày qua tạm ngưng bán trái cây như thường lệ mà về Bến Tre để chuẩn bị nhập hàng cây cảnh, hoa tết lên đây để bán. Ở chiếc ghe cạnh bên ghe của mẹ, chị cùng chồng và con gái sinh sống ở đây cũng mấy chục năm nay."Cả nhà tôi định bán xong, 29 tết là cùng nhau lên xe về quê hết. Ghe thì bỏ lại nhờ người trông coi, kế bên có hàng xóm không về. Năm nay, mong việc buôn bán những ngày cuối thuận lợi để có đồng ra đồng vào ăn tết", chị chia sẻ thêm.Cách ghe của mẹ con bà Nhi không xa, bà Hiếu (60 tuổi) cũng quê Bến Tre cũng ngồi buồn thiu với những rổ trái cây nhập từ miền Tây lên vắng khách mua. Bà tâm sự cuối năm, buôn bán ế ẩm nên tinh thần không phấn khởi.Cùng gia đình ở xóm ghe này mười mấy năm nay, bà Hiếu cho biết thời điểm trước dịch Covid-19, việc buôn bán có nhiều thuận lợi, làm ăn được. Nhưng nhiều năm nay, kinh doanh đi xuống, buôn bán ế ẩm."Tết này, tôi cũng cùng gia đình về quê 28 tết. Tôi dự định nhập thêm mớ cây cảnh bán kèm với trái cây, bán cây cảnh, hoa tết thì có lời hơn một chút. Nếu bạn được thì ăn tết cũng ngon hơn. Chắc tầm mùng 9, mùng 10 gì đó, coi tình hình buôn bán thế nào rồi lên lại sau khi về ăn tết", bà chia sẻ.Trên chiếc ghe nhỏ, bà Ái Lan (55 tuổi) sống cùng con trai. Từ quê An Giang lên TP.HCM hơn 20 năm, làm đủ thứ nghề kiếm sống, 5 năm trở lại đây, bà mới bắt đầu sống trên ghe này vì hoàn cảnh khó khăn, không kham nổi tiền trọ trên bờ. Chồng mất cách đây hơn 1 năm, một mình bà bươn chải nuôi con trai năm nay lên lớp 6. Tết năm bay, bà cũng dự định sẽ cùng con nhỏ về quê để đón tết. Với người phụ nữ, quanh năm làm ăn vất vả, ngày tết, niềm hạnh phúc là khi được đoàn viên bên cạnh những người thân yêu.